4 biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây đau đớn, phiền toái trong cuộc sống thường ngày nhưng nhiều người thường chủ quan không điều trị kịp thời, khiến viêm loét dạ dày nặng dần lên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
1. Kiến thức chung về viêm loét dạ dày
1.1. Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tên gọi chung của các bệnh đau dạ dày. Tùy theo vị trí của vết viêm, vết loét mà các bệnh có tên gọi khác nhau, ví dụ: đau thượng vị dạ dày, viêm hang vị, viêm bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tâm vị…
1.2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
- Viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP
- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn nhiều thức ăn quá cay, quá chua, thức ăn khó tiêu, không nhai kỹ thức ăn mà đã nuốt…
- Uống nhiều rượu, bia, chè đặc, cà phê đặc…
- Viêm loét dạ dày do tác dụng phụ của thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh
- Do ăn hoặc uống phải các chất độc hại, có nhiễm khuẩn
- Do quá căng thẳng, stress, lo nghĩ nhiều…
1.3. Biểu hiện của viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có thể bắt đầu bởi những cơn đau âm ỉ sau hoặc trước bữa ăn, nhiều người còn cảm thấy đau nhiều vào ban đêm. Cơn đau từ âm ỉ dần trở nên dữ dội theo cấp độ nặng của bệnh. Tình hình này có thể kéo dài một vài ngày rồi biến mất, nhưng cũng có khi cơn đau xuất hiện liên tục đến vài tuần, thậm chí là vài tháng hoặc cả năm.
Người bệnh còn cảm thấy khó tiêu, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… Khi thấy những dấu hiệu kể trên bạn cần đi khám, nội soi dạ dày để bác sĩ chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu để lâu các vết loét ngày càng lan rộng, ăn sâu hơn, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
2. Biến chứng thường gặp của viêm loét dạ dày
2.1 Hẹp môn vị dạ dày
Hẹp môn vị dạ dày là biến chứng rất hay xảy ra ở người bị viêm loét dạ dày. Khi bị hẹp môn vị dạ dày người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu với những biểu hiện sau đây:
- Đau bụng dữ dội, cơn đau dồn dập, liên tục và kéo dài
- Buồn nôn hoặc nôn. Thực phẩm nôn ra có mùi hôi khó chịu
- Tiêu chảy
- Người mệt mỏi, lờ đờ, toát mồ hôi, không còn sức lực
2.2 Thủng dạ dày
Nếu không điều trị viêm loét dạ dày sớm hoặc điều trị không dứt điểm có thể gây thủng dạ dày. Biểu hiện của thủng dạ dày rất dữ dội. Đầu tiên người bệnh sẽ thấy cơn đau ở vùng thượng vị dạ dày rất mạnh, cảm giác như có dao đâm vào bụng, dù làm thế nào cũng không thể làm dịu được cơn đau. Bụng gồng cứng, chỉ cần thở mạnh cũng gây đau hơn. Sau đó, từ vùng thượng vị dạ dày, cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng, lên đến ngực, vai và lưng.
Người bệnh sẽ cảm thấy không còn sức lực, mệt mỏi, mặt tái, tay chân lạnh, toát mồ hôi, có thể tụt huyết áp. Khi người bị viêm loét dạ dày có những biểu hiện trên thì có thể khẳng định 90% là bệnh đã biến chứng thành thủng dạ dày, cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức. Để càng lâu sẽ càng nguy hiểm đến tính mạng.
2.3 Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ nôn ra máu và đi cầu ra máu. Máu ở trong chất thải có thể màu đỏ hoặc màu thâm đen.
2.4 Ung thư dạ dày
Viêm loét dạ dày ban đầu chỉ là bệnh lý lành tính, nhưng nó có thể dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm. Đây là loại ung thư thường gặp hàng đầu trong số các ung thư đường tiêu hóa.
Thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị sớm viêm loét dạ dày là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người thân trong gia đình.
3. Sử dụng thuốc dạ dày
Để ngăn chặn các biến chứng cũng như nhanh chóng chữa trị bệnh viêm dạ dày chúng ta có thể tham khảo về thuốc đặc trị dạ dày Trần Kim Huyền .
để biết thêm chi tiết gọi ngày vào hotline 0326033xxx để được tư vấn cụ thể.